Ăn mực sống không phải thói quen phổ biến trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Tuy nhiên, món mực sống lại là món ăn rất nổi tiếng, được nhiều người ưa thích tại các quốc gia khác. Nhiều người yêu mực đặt ra câu hỏi “Ăn mực sống có sao không?” Bởi thông thường, những món ăn tươi sống thường ẩn chứa nhiều vi khuẩn, vi sinh vật, có tác động xấu đến sức khỏe. Hãy cùng khám phá qua bài viết này nhé!
1. Ăn mực sống có sao không?
Mực sống hoặc chưa nấu chín có chứa các thành phần peptide, có thể gây rối loạn tiêu hóa sau khi ăn. Khi ăn mực, bạn cần phải đảm bảo làm nóng mực ở nhiệt độ cao cho đến khi chín hoàn toàn để không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu ăn mực sống bạn sẽ có nguy cơ gặp phải những vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe.
1.1 Rủi ro khi ăn mực còn sống
Đầu tiên phải kể đến những rủi ro đến từ cách ăn mực. Để tăng cảm giác kích thích, nhiều người ăn trực tiếp con mực còn sống, còn nguyên các tua. Khi ăn, mực sẽ còn ngoe nguẩy trong khoang miệng.
Với cách ăn này, những người không quen sẽ gặp khó khăn khi thưởng thức. Đặc biệt, nếu mực còn khỏe, các chân của chúng có thể bám chặt vào cổ họng khiến cho người ăn không thể hô hấp. Đây là trường hợp rất nguy hiểm có thể xảy ra.
1.2 Nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể
Bên cạnh đó, mực sống ở môi trường biển với rất nhiều vi sinh vật. Khi ăn sống sẽ có nguy cơ bị các vi sinh vật này xâm nhập vào cơ thể. Nhẹ có thể gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đầy hơi. Nặng hơn sẽ gây ra một số bệnh lý nguy hiểm khác. Đặc biệt trong trường hợp mực không được sơ chế đúng cách khi ăn sẽ bị lạnh bụng, đau bụng hoặc tiêu chảy.
2 Những ai không nên ăn mực sống?
Ăn mực sống tuy ngon miệng nhưng có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn cần cân nhắc khi thưởng thức. Một số người sau đây không nên ăn mực sống:
- Đầu tiên chắc chắn phải kể đến những người có hệ tiêu hóa kém, thường xuyên bị lạnh bụng. Ăn các món chưa được chế biến dễ khiến bạn bị đau bụng khó tiêu.
- Những người có hệ miễn dịch yếu cũng được khuyến cáo là không nên ăn mực sống. Bên cạnh việc gây rối loạn tiêu hóa thì trong mực sống cũng có thể có nhiều ký sinh trùng. Với một cơ thể có hệ miễn dịch yếu, các vi khuẩn, ký sinh trùng này sẽ dễ dàng thâm nhập vào cơ thể. Từ đó ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe.
- Cuối cùng, dù bạn là người có sức khỏe bình thường thì cũng không nên ăn mực sống quá nhiều. Nhiều khuyến cáo cho rằng, chỉ nên ăn mực sống với mức tối đa là 2 bữa một tuần.
Ngoài nguy cơ tiềm ẩn như vi khuẩn thì mực sống cũng có thể chứa thủy ngân. Ăn quá nhiều sẽ khiến nồng độ này vượt mức cho phép ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Ngoài ra, mực cũng như các hải sản khác, nếu ăn quá nhiều thì có thể gây dị ứng dẫn đến ngứa, nổi mề đay.
2. Tìm hiểu về cách ăn mực sống
Nguyên lý trong những món mực sống là chúng không bị tác động của nhiệt. Mực hoàn toàn không được nấu chín hay trần sơ mà sẽ trực tiếp thưởng thức. Một trong những món ăn từ mực sống nổi tiếng nhất đó là mì mực sống – Odori Don của Nhật Bản. Với sự kết hợp của mì nóng hổi cùng con mực vẫn còn sống nguyên.
Tương tự, phải kể đến món mực nhảy, khi ăn món này người ta sẽ dùng những chiếc cốc cao đựng gia vị có rất nhiều ớt cay. Sau đó, những con mực (có vẻ là mực ống) còn sống được thả vào.
3. Lưu ý cần biết khi ăn mực sống
Để ăn mực sống an toàn, các loại mực còn sống tươi nguyên 100% không thật sự được ưu tiên. Bởi chính vì mực còn tươi nên sẽ không đảm bảo đã loại bỏ được các vi sinh vật, vi khuẩn. Thay vào đó nên sử dụng các loại mực đã được trải qua quy trình làm lạnh nghiêm ngặt. Các loại mực ống, mực lá, mực nang,… đều có thể sử dụng để ăn sống.
Mực ngon nhất là mực tươi đang còn sống. Trong trường hợp không còn sống nữa, bạn nên chọn loại mực có sự rắn chắc, mình tròn mẩy, màu sắc hồng nhạt, có ánh sáng bóng, trên da có một lớp mờ như sương. Không nên chọn mua loại mực có hình dáng gầy yếu, màu sắc vàng đỏ, không có ánh sáng bóng, nhìn da bề ngoài dày nặng, lưng thiếu đi sắc đỏ. Đây là mực đã ươn, cũ.
Như vậy, qua bài viết này của Viện An Toàn Thực Phẩm có thể thấy rằng ăn mực sống tồn tại nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bạn cần lưu ý khi ăn mực sống để đảm bảo sức khỏe và an toàn của bản thân.