Vệ sinh an toàn thực phẩm – Một trong những vấn đề đáng lưu tâm nhất hiện nay. Vậy vệ sinh an toàn thực phẩm là gì? Các biện pháp hữu hiệu để đảm bảo VS ATTP. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để trang bị cho mình nhiều kiến thức bổ ích hơn nhé.
1. Vệ sinh an toàn thực phẩm là gì ?
Vệ sinh an toàn thực phẩm là điều kiện đối với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khi kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ cung cấp thực phẩm thông qua việc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiểu đơn giản nhất, vệ sinh an toàn thực phẩm là những cách, phương pháp và công việc liên quan đến việc giữ cho thực phẩm luôn được an toàn và vệ sinh sạch sẽ.
![Vệ sinh An toàn thực phẩm là gì? Các biện pháp hữu hiệu để đảm bảo Vệ sinh An toàn thực phẩm1](https://vienantoanthucpham.com/wp-content/uploads/2022/10/thuc-pham-dong-lanh-thucphamhuunghi-u2d.jpg)
2. Các biện pháp hữu hiệu để đảm bảo vệ sinh An toàn thực phẩm
Thực phẩm là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể nhưng nếu thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thì có thể là nguồn gây bệnh. Thực phẩm có thể gây bệnh ở nhiều khâu từ sản xuất đến vận chuyển, bảo quản, chế biến, nấu ăn và cách ăn. Sau đây là những nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm mà mỗi người, mỗi gia đình cần lưu ý:
2.1 Chọn thực phẩm tươi sạch
– Nên lựa chọn các loại rau, quả tươi, không bị dập nát, héo, có chứa nhiều thuốc và chất bảo quản.
– Các sản phẩm thịt heo, thịt bò… phải được kiểm dịch bởi cơ quan thú y và đạt tiêu chuẩn thịt tươi.
– Cá và thủy sản phải còn tươi, giữ nguyên màu sắc bình thường, không có dấu hiệu ươn, ôi.
– Các thực phẩm đã chế biến phải được đóng hộp hoặc đóng gói đảm bảo, phải có nhãn hàng hóa ghi đầy đủ nội dung như tên sản phẩm, trọng lượng, các thành phần chính, cách bảo quản, sử dụng, nơi sản xuất, chế biến; có số đăng ký sản xuất và còn thời hạn sử dụng. Với đồ hộp không chọn hộp bị méo, phồng hay gỉ.
![Vệ sinh An toàn thực phẩm là gì? Các biện pháp hữu hiệu để đảm bảo Vệ sinh An toàn thực phẩm2](https://vienantoanthucpham.com/wp-content/uploads/2022/10/20210226_Roi-loan-tien-dinh-8.jpg)
– Không sử dụng thực phẩm khô đã bị mốc.
– Không sử dụng các phẩm màu, đường hóa học không nằm trong danh mục Bộ Y tế cho phép.
Thực phẩm là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể nhưng nếu thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thì lại có thể là nguồn gây bệnh. Thực phẩm có thể gây bệnh ở nhiều khâu từ sản xuất đến vận chuyển, bảo quản, chế biến, nấu ăn và cách ăn.
Bữa ăn hợp lý, đảm bảo vệ sinh an toàn, mọi người trong gia đình chú ý thực hiện các điều đơn giản về vệ sinh an toàn thực phẩm nói trên để bữa ăn không là nguồn gây bệnh mà sẽ là nguồn sức khoẻ, nguồn vui và hạnh phúc hàng ngày ở các gia đình
2.2 Biện pháp giữ thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp
Không nên để các thực phẩm đã được nấu chín ở bên ngoài quá 2 giờ. Các vi khuẩn gây bệnh phát triển ở nhiệt độ từ 5 đến 60 độ C. Nếu quá thời gian này không nên ăn thực phẩm đó vì các vi khuẩn có thể phát triển trên thực phẩm và gây bệnh.
Nếu các thực phẩm cần được ăn nóng thì ăn càng sớm càng tốt sau khi nấu, nếu phải nấu lại thì cần nấu kỹ. Các thực phẩm lạnh cần được bảo quản lạnh (trong tủ lạnh hoặc trong nước đá) cho tới khi ăn. Vấn đề này cần được đặc biệt quan tâm khi thời tiết nóng.
![Vệ sinh An toàn thực phẩm là gì? Các biện pháp hữu hiệu để đảm bảo Vệ sinh An toàn thực phẩm3](https://vienantoanthucpham.com/wp-content/uploads/2022/10/cach-bao-quan-thuc-pham-trong-tu-lanh.jpg)
Các thực phẩm còn thừa sau ăn cần được bảo quản ngay trong tủ lạnh. Các miếng thịt to cần được cắt thành các miếng mỏng và đựng trong các vật dụng chứa đựng nông. Các thực phẩm có kích cỡ lớn nếu có thể thì tách ra thành các phần nhỏ hơn và bảo quản riêng rẽ trong tủ lạnh. Các thức ăn thừa được bảo quản chỉ nên sử dụng trong vòng 3 ngày.
2.3 Biện pháp đảm bảo vệ sinh ATTP đối với người tiêu dùng
– Người tiêu dùng lưu ý nên chọn các sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Sản phẩm phải có cần có nhãn mác, thông tin mô tả cụ thể, có đăng ký cơ cơ quan quản lý. Yêu cầu này không chỉ đặc biệt cần thiết với các thực phẩm đã qua sơ chế, chế biến mà cũng cần thiết với các thực phẩm tươi sống.
– Những sản phẩm đông lạnh nếu bao gói bị mở, rách ,,,thì không nên mua. Nếu có thể nhìn được qua vỏ bao gói thì xem bên trong có tuyết hoặc băng không, đây là dấu hiệu cho thấy thực phẩm đã được bảo quản trong thời gian kéo dài hoặc đã bị phá đông sau đó được làm đông lại.
![Vệ sinh An toàn thực phẩm là gì? Các biện pháp hữu hiệu để đảm bảo Vệ sinh An toàn thực phẩm4](https://vienantoanthucpham.com/wp-content/uploads/2022/10/bao-quan-thuc-pham-dong-lanh.jpg)
2.4 Biện pháp đảm bảo vệ sinh ATTP đối với nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm
– Nhà sản xuất thực phẩm phải lên quy trình hướng dẫn nhân viên tại cơ sở sản xuất giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trong chế biến, từ bỏ các thói quen mất vệ sinh như dùng tay bốc thực phẩm, xì mũi, ngoáy tai… Phải mang khẩu trang, bảo hộ đúng cách; rửa tay bằng xà bông và nước sạch đúng cách sau khi đi vệ sinh hay tiếp xúc với vật bẩn, trước và sau khi chế biến thức ăn.
– Cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm phải đảm bảo môi trường luôn sạch và khô ráo. Rác, thức ăn thừa, nước thải phải được xử lý triệt để, cống rãnh sạch thoáng. Thiết bị, dụng cụ chế biến thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, không để ruồi, kiến, gián, chuột, bụi tiếp xúc…
![Vệ sinh An toàn thực phẩm là gì? Các biện pháp hữu hiệu để đảm bảo Vệ sinh An toàn thực phẩm5](https://vienantoanthucpham.com/wp-content/uploads/2022/10/an-toan-thuc-pham-cua-nha-san-xuat.jpg)
– Việc sử dụng hóa chất, kháng sinh trong chăn nuôi, trồng trọt phải đúng loại, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách. Không sử dụng phân tươi bón ruộng, nuôi cá. Việc giết mổ gia súc, gia cầm phải qua kiểm soát của cơ quan thú y; không buôn bán, vận chuyển, chế biến gia súc, gia cầm bị bệnh.
– Người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm phải cập nhật kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, được kiểm tra sức khoẻ định kỳ và đảm bảo không mắc các bệnh truyền nhiễm liên quan đến chế biến thực phẩm.
– Thực phẩm phải chế biến theo qui trình một chiều, từ sơ chế đến tinh chế, nấu nướng, bảo quản và sử dụng. Không để nhiễm ngược hay nhiễm chéo giữa các thực phẩm, giữa thực phẩm sống với thực phẩm chín.
– Dụng cụ chế biến thực phẩm sống, chín phải riêng biệt; Không được chế biến thực phẩm dưới đất hay sát nền nhà. Thực phẩm phải chế biến đúng cách và phải được nấu kỹ.
– Các loại rau quả phải được ngâm kỹ, rửa bằng nước sạch dưới vòi nước chảy. Các loại quả nên gọt vỏ trước khi ăn. Sử dụng phụ gia hay phẩm màu đúng loại, đúng liều lượng, đúng danh mục cho phép của Bộ Y tế.
![Vệ sinh An toàn thực phẩm là gì? Các biện pháp hữu hiệu để đảm bảo Vệ sinh An toàn thực phẩm6](https://vienantoanthucpham.com/wp-content/uploads/2022/10/huong-dan-cach-rua-rau-cu-qua-an-toan.jpg)
– Thực phẩm sau khi chế biến nên dùng ngay. Bảo quản thực phẩm nóng ở nhiệt độ > 60 độ C, thực phẩm lạnh < 5 độ C. Thực phẩm nấu chín nên ăn ngay, sau 2 giờ phải đun kỹ lại trước khi ăn. Thực phẩm sau khi chế biến được che đậy cẩn thận, không để động vật, côn trùng tiếp xúc hay đến gần, không để bụi rơi vào thực phẩm. Cần có đủ nước sạch để chế biến, vệ sinh dụng cụ, vệ sinh cơ sở và cho khách hàng sử dụng.
2.5 Sử dụng vật liệu bao gói thực phẩm sạch sẽ, thích hợp và đạt tiêu chuẩn vệ sinh
– Không sử dụng sách, báo cũ để gói thức ăn chín.
– Đồ bao gói phải đảm bảo sạch, giữ được tính hấp dẫn về mùi vị, màu sắc và không thấm chất độc vào thực phẩm.
– Nhãn thực phẩm phải trung thực, có đầy đủ thông tin cần thiết như tên sản phẩm, trọng lượng, các thành phần chính, cách bảo quản, sử dụng, nơi sản xuất, chế biến, có số đăng ký sản xuất, thời hạn sử dụng.