Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc trong các bữa ăn của người Việt. Ngoài mang đến nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe thì thịt lợn cũng là một mối nguy hại nếu chế biến không đúng cách, đặc biệt là ăn thịt lợn sống, tái. Vậy, nếu lỡ ăn thịt lợn sống có sao không? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé!
1. Ăn thịt lợn sống có sao không?

1.1 Nguy cơ ngộ độc khi ăn thịt lợn sống
Thịt lợn ngoài những món ăn được chế biến chín, thì các món từ thịt lợn sống như: Nem chua, gỏi sống, Mett (món ăn của người Đức, làm từ thịt lợn sống),… là những món ăn được rất nhiều người ưa chuộng. Vì họ cho rằng ăn thịt lợn sống, tái mới giữ được hương vị tươi ngon ban đầu của thịt.
Tuy nhiên, ăn thịt lợn sống thường xuyên, bạn rất có thể sẽ bị mắc các bệnh nhiễm trùng, nhiễm các loại ký sinh trùng mà nước không thể rửa trôi được hết. Một số bệnh có thể mắc phải khi ăn thịt tái như giun xoắn, giun đầu gai, sán lá gan, sán lá ruột,…
Ngoài những bệnh ký sinh trùng, người ăn thịt tái sống còn có nguy cơ bị nhiễm trùng, nhiễm độc cấp tính, thường gặp nhất là thương hàn, dịch tả,…Nặng hơn là bị ngộ độc và bệnh ung thư,…
1.2 Các mầm bệnh có trong thịt lợn sống

Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, ăn thịt lợn sống chứa rất nhiều mầm bệnh gây hại đến sức khỏe mà bạn không lường trước được như:
Bệnh nhiễm liên cầu lợn
Nguyên nhân trực tiếp là do cầu khuẩn Streptococcus suis (S.suis) lây truyền sang người khi chúng ta tiếp xúc với lợn bị nhiễm bệnh hoặc ăn phải thịt lợn bệnh mà không được chế biến hay nấu chín.
Người bị nhiễm liên cầu lợn sẽ có các biểu hiện lâm sàng như: Viêm màng não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và khớp. Thậm chí tình trạng nặng có thể dẫn đến tử vong do độc tố vi khuẩn gây sốc nhiễm khuẩn, viêm nội tâm mạc, suy đa phủ tạng, nhiễm khuẩn huyết.
Bệnh nhiễm vi khuẩn Yersinia ở ruột
Một loại bệnh nhiễm trùng vi khuẩn thường gặp ở người ăn thịt lợn tái sống. Những vi khuẩn này được gọi là nhiễm trùng cầu khuẩn. Bệnh không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi, nhưng nếu ăn thịt lợn sống, không được nấu chín thì nguy cơ nhiễm khuẩn Yersinia ở đường ruột là rất cao.
Bệnh sán dây lợn

Điều kiện vệ sinh kém và thói quen ăn uống như: Ăn thịt tái sống, nem chua, tiết canh lợn là những nguyên nhân gây bệnh sán dây lợn ở người. Sán dây lợn lây nhiễm qua đường tiêu hóa vào người, do ăn phải ấu trùng sán có trong thịt lợn sống.
Ấu trùng này phát triển thành ký sinh trùng trưởng thành ở ruột non, lây nhiễm do ăn phải trứng sán dây lợn. Nếu không được điều trị, trứng sán phát triển thành nang kén theo đường máu đến ký sinh ở da, hệ cơ vân, mắt, não gây ra các bệnh khá nghiêm trọng cho người.
Bệnh giun xoắn
Ăn thịt lợn sống là nguyên nhân gây ra bệnh giun xoắn ở người. Thịt lợn có nhiễm Trichinella spiralis gây giun xoắn. Loại ký sinh trùng này có thể xâm nhập vào cơ thể, ruột, cơ, các cơ quan khác của người gây ra triệu chứng: Buồn nôn, đau bụng, viêm cơ bắp, viêm cơ tim… Ăn thịt lợn sống, chưa được nấu chín là cách đơn giản và dễ dàng nhất để bệnh giun xoắn xâm nhập và phát triển trong cơ thể người.
Bệnh sán lá phổi
Loại sán này ký sinh ở phúc mạc, dưới da, tinh hoàn… kéo dài gây ra các biến chứng về thần kinh như: Co giật, động kinh, nhức và thậm chí là liệt đầu. Sán lá phổi còn gây ra những ổ áp xe, tạo các cơn ho ra máu, tràn dịch phổi nguy hiểm đến sức khỏe. Người ăn thịt lợn sống dễ mắc các loại sán này.
2. Lỡ ăn thịt lợn sống có sao không?
2.1 Nguy cơ nhiễm nang sán khi ăn thịt lợn sống

Trong thịt lợn sống có thể chứa nang sán dải lợn (Taenia solium), chúng có thể bị tiêu diệt khi nấu chín ở nhiệt độ 100 độ C trong vòng 10 phút. Tuy nhiên, khi ăn thịt lợn nấu chín, đôi khi người ta có thể vẫn bị nhiễm nếu như nấu không kỹ, hoặc nấu nguyên một tảng thịt dày, đun không đủ thời gian, như vậy miếng thịt sẽ chín bên ngoài mà bên trong chưa chín, do đó nang sán vẫn còn khả năng sống sót.
Nguyên nhân phổ biến hiện nay khiến thịt lợn khó chín kỹ khi đun sôi đó là dùng thịt lợn đông lạnh. Trước khi chế biến thịt lợn sống thành món ăn, các bà nội trợ thường rã đông qua loa, đem thịt lợn còn lạnh hay đông đá bỏ vào nồi nấu, như vậy dù bên ngoài thịt lợn đã chín, nhưng bên trong nhiệt độ vẫn còn thấp, không đủ giết các nang ký sinh trùng.
Chính vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của mình, tốt nhất bạn nên “ăn chín uống sôi”. Chỉ có nấu thịt lợn ở nhiệt độ cao thì mới có thể tiêu diệt hết những vi khuẩn, ký sinh trùng bám trên thịt lợn cũng như các loại thực phẩm khác.
Nếu lỡ ăn thịt lợn sống có chứa nang sán, khoảng 1 tuần đến 10 ngày sau, nang sán sẽ phát triển thành sán trưởng thành, sống ký sinh trong ruột non, sau đó các sán trưởng thành sẽ tự rụng khỏi than sán, bò ra ngoài hậu môn ban đêm hoặc ra ngoài theo phân.
Bệnh nhân sẽ thấy các đốt sán dính vào quần lót hoặc ga trải giường… Nếu như lỡ ăn thịt lợn sống, chưa được nấu chín kỹ và phát hiện ra thịt lợn có nang sán như hạt gạo, phải đi khám chuyên khoa ký sinh trùng để uống thuốc diệt sán.
Nếu có dấu hiệu ngộ độc hoặc nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe nếu lỡ ăn thịt lợn sống, cần đến cơ sở y tế gần nhất để khám, xác định chính xác tình trạng bệnh, nguyên nhân gây bệnh để có định hướng điều trị phù hợp nhất.
2.2 Cách phòng ngừa các nguy cơ sức khỏe từ việc ăn thịt lợn sống

Mặc dù ăn thịt lợn sống không đảm bảo an toàn, nhưng cũng có một số mẹo nhỏ để giảm nguy cơ mắc bệnh:
- Chế biến thịt lợn phải đảm bảo chín kỹ, đúng cách, hợp vệ sinh.
- Hạn chế chế biến thịt lợn phức tạp, gây biến đổi chất có hại cho sức khỏe.
- Bỏ thói quen ăn tiết canh, thịt lợn sống, tái hoặc nấu chưa chín để tránh nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, nhiễm ký sinh trùng cần đến bệnh viện để khám và được điều trị kịp thời.
Tóm lại, nên ăn thịt lợn đã nấu chín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Không để thịt lợn sống và chín chung, không dùng chung dụng cụ chế biến. Rửa tay thật sạch trước và sau khi ăn để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Hi vọng rằng với những chia sẻ trên sẽ cung cấp thêm thông tin hữu ích về vấn đề ” Lỡ ăn thịt lợn sống có sao không? ” cho bạn đọc.