Cá sống là nguyên liệu chính trong các món ăn phổ biến như: Sushi, Sashimi, gỏi cá sống,… Những món ăn này vừa dễ làm tại nhà lại rất ngon nên được nhiều người yêu thích. Bên cạnh việc ăn ngon miệng thì nhiều người vẫn luôn thắc mắc rằng “Ăn cá sống có tốt không?” Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.
1. Ăn cá sống có tốt không?

1.1 Lợi ích khi ăn cá sống
Ăn cá sống có một số lợi ích cho sức khỏe tốt hơn so với ăn cá chín. Cá sống chứa nhiều axit béo, Omega – 3 giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, hỗ trợ sức khỏe não bộ và loại bỏ các bệnh về tiểu đường tuýp 2.
Thịt cá sống chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, DHA, vitamin,…giúp duy trì cơ thể khỏe mạnh, cải thiện kết cấu da mịn màng, ngăn sự lão hóa da và cơ thể, là thực phẩm tốt để giữ gìn vóc dáng, giảm cân. Đặc biệt, món Sushi, Sashimi và gỏi cá sống là những món ăn lý tưởng giúp hỗ trợ phục hồi cơ sau khi luyện tập.
Hàm lượng chất chống oxi hóa Carotenoid dồi dào trong cá sống rất tốt cho mọi lứa tuổi. Đặc biệt là sự phát triển não bộ của trẻ nhỏ, giúp trẻ thông minh hơn, khỏe hơn.
Việc ăn cá sống giúp bạn hấp thu axit béo, Omega – 3 tốt hơn vì một số cách chế biến cá như chiên hay bỏ lò vi sóng làm giảm các chất béo lành mạnh trong cá như EPA và DHA. Ăn cá sống còn hạn chế việc hấp thu các chất độc hại hình thành khi cá được chiên hoặc nướng. Cá được nấu chín dưới nhiệt độ cao có thể chứa các amin dị vòng. Nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ nhiều amin dị vòng làm tăng nguy cơ ung thư.
1.2 Các nguy cơ tiềm ẩn khi ăn cá sống

1.2.1 Nhiễm kí sinh trùng từ cá sống
Mặc dù ăn cá sống mang lại nhiều lợi ích về dinh dưỡng tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn những nguy cơ gây hại cho sức khỏe của bạn. Đầu tiên có thể kể đến là bạn có thể bị nhiễm ký sinh trùng như sán dây, sán lá gan, giun đũa và vi khuẩn như listeria, vibrio, clostridium, salmonella,…
Ký sinh trùng sẽ phát triển trong nội tạng nhiều năm liền gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được phát hiện kịp thời. Nhiễm ký sinh trùng ở người là vấn đề đang được quan tâm ở nhiều quốc gia thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới.
Giun tròn là loại ký sinh trùng được tìm thấy trong cá nước ngọt và một số cá nước mặn. Chúng sống bám ở cơ thể người rất lâu, nhất là thành ruột gây bệnh đường ruột, đau bụng, nôn mửa.
Một loại giun khác thường có trong cá sống là giun đầu gai Gnathostoma. Chúng có thể vào các bộ phận của cơ thể như hệ thần kinh trung ương gây chứng viêm não tủy, làm rối loạn cảm giác, liệt tứ chi, có thể dẫn đến tử vong. Nếu chúng vào hệ hô hấp sẽ gây ho, vào gan sẽ gây bệnh về gan, vào mắt sẽ gây mù lòa,…
Trong cá sống cũng có sán lá gan. Nếu ăn phải có thể bị nhiễm trùng ống mật, viêm túi mật, sỏi mật và thậm chí là ung thư gan. Sán lá gan nhỏ (clonorchiasis) khá phổ biến ở các loại cá nước ngọt như cá chép, cá diếc, cá rô phi,…
Ngoài ra, trong cá sống còn có sán dây. Chúng có thể đạt chiều dài lên tới gần 15 m, gây ra bệnh bạch hầu dẫn đến mệt mỏi, tiêu chảy hoặc táo bón.
1.2.2 Nguy cơ nhiễm khuẩn
Loại vi khuẩn thường có trong cá sống là E.Coli và Listeria. Nếu E.Coli gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, tiêu chảy, chuột rút, suy thận,… thì Listeria gây ra các triệu chứng như mất thăng bằng, cảm cúm, co giật cho những người có hệ miễn dịch yếu. Người già, trẻ em và bệnh nhân HIV có nguy cơ nhiễm vi khuẩn cao hơn so với người khỏe mạnh.
1.3 Những điều cần biết khi ăn cá sống

Dưới đây là một số cách giúp bạn giảm nguy cơ nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn khi ăn cá sống:
- Chỉ ăn cá sống đã được đông lạnh: Đông lạnh cá trong một tuần ở nhiệt độ -20 độ C hoặc trong 15 giờ ở nhiệt độ -35 độ C là một phương pháp hiệu quả để tiêu diệt ký sinh trùng. Nhưng hãy nhớ rằng một số tủ đông gia dụng có thể không đủ lạnh.
- Kiểm tra cá: Đảm bảo cá có mùi tươi, không ăn cá có mùi chua hoặc quá tanh.
- Mua cá từ nhà cung cấp hoặc cửa hàng có uy tín: Đảm bảo cá được mua từ các nhà hàng đáng tin cậy hoặc nhà cung cấp cá đã bảo quản và xử lý đúng cách.
- Mua cá trong tủ lạnh: Chỉ mua cá được bảo quản lạnh hoặc bên trên phủ lớp đá dày.
- Không giữ cá tươi quá lâu: Nếu không trữ đông cá, hãy để cá trong tủ lạnh và ăn trong vòng vài ngày sau khi mua.
- Không để cá ở nhiệt độ phòng quá một hoặc hai giờ.
- Rửa tay sạch sau khi xử lý cá sống để tránh làm ô nhiễm thực phẩm mà bạn chế biến sau đó.
- Dụng cụ nhà bếp và bề mặt chuẩn bị thực phẩm cũng cần được làm sạch đúng cách để tránh lây nhiễm chéo.
2. Ăn gỏi cá sống có tốt không?

Gỏi cá sống là món ăn nổi tiếng trong ẩm thực ở một số vùng miền. Cá mè, cá trích, cá mai, cá hồi, cá chép,… là những loại cá thường được dùng để làm món này. Gỏi cá sống ngày càng được nhiều nhà hàng lớn nhỏ đưa vào thực đơn để khách hàng lựa chọn mặc dù tiềm ẩn nhiều nguy cơ về vệ sinh an toàn thực phẩm, gây ngộ độc, bệnh tật,…
Dù cẩn trọng đến mấy cũng khó tránh được nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn, ký sinh trùng như giun, sán,… từ dao, thớt, rau sống. Vi khuẩn salmonella trong cá sống gây ngộ độc thực phẩm với những triệu chứng như tiêu chảy, chuột rút, nôn mửa, đau đầu và sốt.
Ngoài ra ấu trùng giun Anisakis Simplex cũng được tìm thấy nhiều ở cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ,…Khi ăn gỏi cá sống nhiễm loại ấu trùng này, chúng sẽ đi vào cơ thể và di chuyển đến nhiều cơ quan chức năng, nhất là mắt. Nhiều người bị loại giun này chui vào mắt làm cho mắt bị mờ, đỏ, đau nhức nhiều ngày liền, thị lực giảm 80%. Nếu không kịp thời đi mổ sẽ bị hỏng mắt. Giun cũng có thể chui lên não bộ đe dọa tính mạng người bệnh.
Bên cạnh đó, cá sống còn có các chất độc hại, tiêu biểu nhất là thủy ngân. Thủy ngân là chất cực kì độc hại nếu tích tụ trong cơ thể trong thời gian dài sẽ gây ra các vấn đề về sức khỏe như mệt mỏi, đau đầu, mất thính giác, rối loạn nhịp tim, ảo giác,…thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Từ đó cho thấy chúng ta không nên ăn gỏi cá sống để bảo vệ sức khỏe cho bản thân.
Bài viết trên của Viện An Toàn Thực Phẩm đã giải đáp được phần nào thắc mắc ” Ăn cá sống có tốt không?”. Cá sống tuy có nhiều lợi ích, nhưng bạn vẫn nên lưu ý cách ăn cá sống tốt cho sức khỏe để tránh những nguy cơ ngoài ý muốn nhé!