Thuật ngữ “Ngày hết hạn” dùng để chỉ ngày cuối cùng mà loại thực phẩm đó an toàn cho việc tiêu thụ. Thực tế bạn nên ăn nó trước “ngày hết hạn” này là tốt nhất. Vậy ăn bánh hết hạn có sao không? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé !
1. Bánh hết hạn ăn được không?
Để trả lời cho câu hỏi này trước hết ta cần phải hiểu rõ ý nghĩa của hạn sử dụng. Ngày sản xuất và hạn sử dụng trên bao bì được các nhà sản xuất sử dụng nhằm nói rõ sản phẩm đó tươi ngon nhất trong khoảng thời gian nào. Một loại thực phẩm hết hạn trong 20 ngày không có nghĩa đến ngày thứ 21 nó sẽ bị hỏng ngay. Hạn sử dụng được chia thành 2 loại:
- Use-by date (UB): Dùng cho những sản phẩm tươi sống dễ hư hỏng như sữa, cá hay thịt và người dùng nên sử dụng chúng trước ngày này vì sau đó sản phẩm có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Best-before date (BB): Dùng cho các mặt hàng đóng hộp hay đồ khô và hạn này để chỉ ngày cuối cùng mà sản phẩm vẫn đảm bảo đạt chất lượng tốt nhất. Sau đó, giá trị của sản phẩm sẽ giảm dần.
Theo Cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm (FSA): “Người tiêu dùng hoàn toàn có thể ăn các thực phẩm đã quá hạn BB, chỉ là nó không còn giữ được hương vị thơm ngon nhất mà thôi.”Chúng ta nên lưu tâm đến hạn UB hơn vì khi đó nó có thể gây ra ngộ độc thực phẩm, đặc biệt đối với trẻ em, người già và phụ nữ mang thai.
Từ đó cho thấy một số loại bánh nếu được bảo quản đúng cách vẫn có thể ăn được dù đã hết hạn sử dụng. Ví dụ như bánh mì và bánh bích quy. Những chiếc bánh mì tươi bày bán trên quầy đều có hạn sử dụng nhất định.
Tuy nhiên nếu không có dấu hiệu nấm mốc hay mùi khó chịu thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng, hãy cho bánh mì vào lò nướng lại. Nếu bảo quản tốt ở điều kiện khô ráo, thoáng mát, bánh mì của bạn vẫn có thể sử dụng thêm 2 tuần nữa. Đối với bánh quy, chỉ cần bánh chưa có mùi hôi thì bạn vẫn có thể sử dụng. Tuy nhiên mùi vị sẽ không còn ngon như ban đầu.
2. Nếu ăn bánh hết hạn có sao không?
Như đã nói ở trên, một số loại bánh nếu được bảo quản đúng cách bạn vẫn có thể ăn được dù đã quá hạn sử dụng mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.Tuy nhiên, nếu bánh được bảo quản không đúng cách khiến bánh bị nấm mốc, biến chất khi bánh hết hạn nó có thể gây ra ngộ độc nếu ăn phải.
Tùy vào mức độ nhiễm độc mà triệu chứng bệnh thường có các mức độ và trạng thái khác nhau. Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm mà chúng ta thường gặp bao gồm:
- Tiêu chảy
- Buồn nôn/nôn ói
- Đau bụng
- Sốt
- Mệt mỏi, thiếu sức sống
- Chán ăn
- Ớn lạnh
Cách sơ cứu nhanh người bị ngộ độc thực phẩm

Gây nôn: Buồn nôn là một trong những biểu hiện đầu tiên của ngộ độc thực phẩm, khi cơ thể bắt đầu phản ứng với các chất độc bắt đầu đi vào hệ tiêu hóa. Lúc này, người bệnh cần nhanh chóng dùng mọi cách để nôn thức ăn ra trước khi chất độc gây ảnh hưởng đến cơ thể.
Nghỉ ngơi và uống nhiều nước: Khi nôn ói và tiêu chảy, người bệnh thường bị mất khá nhiều nước, lúc này nên nhanh chóng bổ sung nước và nghỉ ngơi lấy sức cho người bệnh. Nếu chỉ bị tiêu chảy thì chỉ cần tập trung bổ sung nước và muối đã mất, có thể sử dụng các dung dịch bù chất điện giải để thay thế.
Theo dõi nhịp tim: Khi có dấu hiệu ngộ độc nặng, hãy chú ý đến huyết áp và tim, đảm bảo bệnh nhân còn duy trì nhịp tim.
Đưa đến các cơ sở y tế: Sau khi tiến hành sơ cứu người ngộ độc thực phẩm, dù bệnh nhân còn dấu hiệu nhẹ và tỉnh táo vẫn nên đưa đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và chẩn đoán. Đặc biệt nếu bệnh nhân trở triệu chứng nặng thì cần đưa đến nhanh nhất để được cấp cứu kịp thời.
Dù tình trạng ngộ độc đã thuyên giảm, bệnh nhân vẫn nên chú ý theo dõi sức khỏe và lưu ý một số điều sau:
- Ngừng ăn những loại bánh hết hạn hoặc nghi ngờ đó là một trong những nguyên nhân gây nên ngộ độc.
- Không sử dụng thuốc chống tiêu chảy vì sẽ làm chậm đi quá trình loại bỏ các chất độc tố ra khỏi cơ thể, đặc biệt là trẻ em vì có thể gây nên chứng lồng ruột (liệt ruột) nguy hiểm.
- Dù đã tiến hành sơ cứu nhưng vẫn nên đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để theo dõi, vì có thể trở bệnh nặng và gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào.
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc của Viện An Toàn Thực Phẩm về việc ăn bánh hết hạn có sao không và những cách sơ cứu khi bị ngộ độc mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Nếu bạn thấy hay đừng quên chia sẻ nhé!