Bánh mì Sandwich là một trong những loại thực phẩm phổ biến ở Việt Nam. Bánh mì Sandwich sau khi mua về hoặc sau khi làm sẽ chỉ đảm bảo tươi, đủ dinh dưỡng trong một thời gian nhất định. Sau thời gian này sẽ bắt đầu sinh ra các vi khuẩn nấm mốc. Vậy bánh mì Sandwich hết hạn ăn được không? Đây chắc chắn là câu hỏi chung của nhiều người. Mời bạn cùng tìm hiểu câu trả lời ở bài viết bên dưới nhé !
1. Bánh mì sandwich hết hạn ăn được không?

1.1. Hạn sử dụng của bánh mì sandwich
Bánh mì Sandwich là món ăn được người phương Tây cực kỳ ưa chuộng. Tại Việt Nam, bánh mì sandwich được dùng như một món ăn nhẹ vào buổi sáng. Mặc dù bánh mì sandwich là loại thực phẩm tiện dụng, nhưng chúng có thời hạn sử dụng ngắn, chỉ kéo dài 3 – 7 ngày ở nhiệt độ phòng.
Bánh mì sandwich có sẵn tại các cửa hàng thường chứa chất bảo quản để ngăn ngừa nấm mốc và tăng thời hạn sử dụng. Một số chất bảo quản bánh mì sandwich phổ biến như: Canxi Propionate, Natri Benzoate, Kali Sorbate và Axit Sorbic. Ngoài ra, vi khuẩn axit lactic cũng là một chất thay thế để chống nấm mốc.
1.2. Bánh mì sandwich hết hạn ăn được không?
Các nhà sản xuất khuyến cáo chỉ sử dụng bánh mì sandwich trong khoảng thời gian sử dụng ghi trên bao bì hoặc từ 3 ngày sau khi ra lò đối với bánh mì sandwich tự làm. Song trên thực tế, bánh mì sandwich vẫn có thể ăn được sau khoảng 1 tuần dù lúc này nó đã cứng và khô hơn.
Tuy nhiên, nếu bánh mì sandwich có hiện tượng mốc xanh mốc đỏ thì không nên ăn nữa. Bởi lúc này bánh mì sandwich đang trong giai đoạn phân hủy, có rất nhiều vi khuẩn, nấm mốc bắt đầu xâm nhập.
2. Nếu ăn bánh mì sandwich hết hạn có sao không?

Nếu bánh mì sandwich chưa xuất hiện nấm mốc hay dấu hiệu hư hỏng bạn vẫn có thể ăn được mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn ăn phải bánh mì sandwich hết hạn đã xuất hiện nấm mốc thì sẽ có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm. Ngộ độc thực phẩm gây tổn thương hệ tiêu hóa nghiêm trọng, có thể kèm tình trạng mất nước nguy hiểm.
Nấm mốc là một loại nấm hấp thụ chất dinh dưỡng trong bánh mì sandwich hết hạn và phát triển bào tử, tạo ra những đốm mờ có thể có màu xanh lá cây, đen, trắng hoặc thậm chí là màu hồng. Các chuyên gia y tế khuyên bạn nên loại bỏ toàn bộ ổ bánh nếu thấy xuất hiện nấm mốc.
Trên thực tế có nhiều loại nấm mốc hoàn toàn vô hại với sức khỏe con người, nhưng có một vài loại nấm mốc lại gây ra hiện tượng dị ứng hoặc các bệnh hô hấp. Trong một số trường hợp, nấm mốc có thể sản sinh ra độc tố mycotoxin. Đó là chất độc có thể gây nguy hiểm khi ăn hoặc hít phải, độc tố này có thể gây nguy hiểm chết người trong trường hợp tiếp xúc lâu dài với số lượng lớn.
Bạn không nên cạo bỏ lớp nấm mốc vì chất độc vô hình Mycotoxin có thể lây lan toàn bộ ổ bánh. Mycotoxin có thể gây khó chịu cho dạ dày của bạn và gây ra các vấn đề về tiêu hóa. Nó cũng có thể phá vỡ vi khuẩn đường ruột làm hệ thống miễn dịch suy yếu và nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Một số triệu chứng khác có thể gặp phải khi dị ứng nấm mốc như ho, đau đầu, khó thở, ngứa ngáy, mệt mỏi hoặc nghẹt mũi, chảy nước mũi,… Hơn nữa, một số độc tố nấm mốc, chẳng hạn như aflatoxin, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư nếu bạn ăn một lượng lớn.
3. Dấu hiệu nhận biết bánh mì sandwich không còn tươi, hết hạn

Để xác định xem bánh mì sandwich đã hư hay chưa, bạn có thể tự kiểm tra dựa vào các dấu hiệu dưới đây:
Mùi khó chịu: Nếu bánh mì sandwich hết hạn có nấm mốc có thể nhìn thấy, tốt nhất không nên ngửi nó trong trường hợp bào tử của nó có hại khi hít vào. Nếu bạn không nhìn thấy nấm mốc nhưng nhận thấy mùi lạ, tốt nhất vẫn là vứt bỏ ổ bánh.
Mùi vị lạ: Nếu bánh mì sandwich hết hạn có mùi lạ an toàn nhất là vứt nó đi.
Kết cấu cứng: Bánh mì sandwich hết hạn không được niêm phong và bảo quản đúng cách có thể trở nên cũ hoặc khô.
Miễn là không có nấm mốc thì bánh mì sandwich hết hạn vẫn có thể ăn được – nhưng nó có thể không ngon bằng bánh mì sandwich tươi. Tốt nhất bạn nên tự kiểm tra để xác định xem có an toàn khi ăn không. Vứt bỏ bánh mì sandwich hết hạn nếu nó bị mốc hoặc có mùi vị lạ bạn nhé.
4. Bảo quản bánh mì sandwich đúng cách
Niêm phong đúng cách và lưu trữ bánh mì sandwich còn sót lại trong tủ đông của bạn. Nếu bạn thấy độ ẩm bên trong túi bánh mì sandwich, hãy sử dụng khăn sạch để lau khô trước khi đóng túi. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa nấm mốc.
Sau khi bánh mì sandwich vừa nướng, chờ cho đến khi bánh nguội hoàn toàn mới cho vào túi bảo quản. Điều này sẽ ngăn độ ẩm tích tụ và hạn chế được quá trình phát triển của nấm mốc.

5. Mẹo tận dụng bánh mì sandwich hết hạn
Mặc dù bánh mì sandwich hết hạn sử dụng đã bị mốc không thể ăn được, nhưng chúng lại có thể được tận dụng trong cuộc sống như sau:
- Dùng làm phân bón cho hoa: Từ bánh mì sandwich mốc chúng ta có thể chế ra loại phân bón an toàn cho cây hoa bằng cách nghiền nát các mẩu bánh mì sandwich vụn, trộn với một chút nước, ủ thành men hoặc trộn trực tiếp với đất trồng.
- Khử mùi hôi tủ lạnh: Nếu trong tủ nhà bạn thường xuyên bị hôi do để thực phẩm như cá, thịt thì có thể sử dụng bánh mì sandwich để khử mùi. Cách làm rất đơn giản, chỉ cần cho bánh mì sandwich vào túi vải và đặt nó vào trong tủ lạnh, bánh mì sandwich sẽ tự động hút hết mùi hôi khó chịu của tủ lạnh.
- Làm sạch bếp: Nếu không sử dụng các loại nước tẩy rửa, bạn có thể sử dụng bánh mì sandwich để lau các vết bẩn do dầu mỡ gây ra. Bề mặt bánh mì sandwich có thể hút được hết các vết bẩn này một cách nhanh chóng, hiệu quả.
- Gom sạch vụn kính hoặc thủy tinh vỡ: Nếu chẳng may bị mảnh vỡ thủy tinh bắn tung tóe ra nhà thì chỉ cần lấy mẫu bánh mì sandwich hết hạn sử dụng nhẹ nhàng xoa lên trên sàn, chúng sẽ hút hết các mảnh thủy tinh vụn, bạn chỉ cần bỏ nó vào trong thùng rác là được.
Thông qua bài viết, hi vọng bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc bánh mì Sandwich hết hạn có ăn được không? Cũng như có thêm những mẹo cực kì hữu dụng trong cách bảo quản, tận dụng bánh mì sandwich hết hạn. Hãy nhớ thường xuyên truy cập viện an toàn thực phẩm để bỏ túi thêm nhiều mẹo hay thực phẩm khác nhé!